Giới thiệu
Tên truyện: Hướng tử nhi sinh (向死而生)
Tên tạm dịch: Tồn tại là hướng về cái chết
Tác giả: Khách Hề (客兮)
Editor: Little Bread
Thể loại: Đam mỹ, Hiện đại, HE, Tình cảm, Vườn trường, Song hướng yêu thầm, 1v1, Thâm tình công x trầm cảm thụ
CP: Lý Mục Trạch x Thẩm Thính Miên
Văn án:
Trước khi tự sát, cậu bị người kia thổ lộ tình cảm.
Nhưng cậu bạn nhỏ đang có quyết tâm chậm rãi kết thúc cuộc đời này lại không thể ngờ được kế hoạch tự sát của mình lại bị một người đột ngột tỏ tình phá hư toàn bộ.
____________________________
Hi vọng mỗi Miên Miên đều có thể là một Mục Trạch ca ca của bản thân
____________________________
Warning:
- Trong truyện có rất nhiều tình tiết về tự sát, những suy nghĩ tự sát, tự hại bản thân và những mạch cảm xúc của người bệnh trầm cảm. Những ai tâm lý yếu hoặc không phù hợp với thể loại này, hãy cân nhắc trước khi nhảy hố.
- Kết thúc HE, không có ai phải chết cả.
Note: Mình không đảm bảo nội dung đúng 100% vì mình cũng không rành tiếng Trung lắm. ^.^
Giải thích một chút trước khi vào truyện:
Martin Heidegger là một nhà triết học Đức, sinh năm 1889, mất năm 1976. Ông là người đã triển khai hiện tượng luận hiện sinh, đặt nền tảng cho triết học hiện sinh.Tiêu đề của truyện “Tồn tại là hướng đến cái chết”, khái niệm này được nhắc đến trong cuốn sách Hữu thể và thời gian, xuất bản năm 1927 của ông.
Vì đây là một khái niệm khá phức tạp bao gồm cả khái niệm hiện sinh đích thực và hiện sinh không đích thực nên mình muốn tóm gọn để mọi người dễ hiểu như thế này. Theo Martin Heidegger, “cái chết” và “quá trình của cái chết” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cái chết chính là khoảnh khắc chúng ta đứng trên bờ vực sinh tử. Còn quá trình của cái chết chính là từng giây từng phút chúng ta sống ở hiện thực. Sự tồn tại của con người chung quy đều không thể trốn tránh được cái chết. Nó chỉ đang từng bước đi trên con đường đến với cái chết mà thôi.
Martin Heidegger còn áp dụng phương pháp “đếm ngược” để minh họa cho hành trình từ lúc chúng ta lọt lòng cũng là lúc chúng ta đang bắt đầu quá trình đếm ngược về cái chết. Tác giả cũng dùng phương pháp “đếm ngược” này để đặt tên cho các chương trong truyện.